Lập Chỉ Mục Google Là Gì? Hướng Dẫn Các Bước Lập Chỉ Mục Cho Website

Lập Chỉ Mục Google Là Gì? Hướng Dẫn Các Bước Lập Chỉ Mục Cho Website

Lập Chỉ Mục Google Là Gì? Hướng Dẫn Các Bước Lập Chỉ Mục Cho Website

Lập chỉ mục cho trang web là một quy trình khá quan trọng giúp cho trang web của bạn xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm. Vậy lập chỉ mục google là gì và các bước để thực hiện nó ra sao? Hãy cùng Web75Plus – Công ty thiết kế website tại Huế tìm hiểu ngay sau đây.

Lập chỉ mục google là gì?

Lập chỉ mục (indexing) là quá trình tổ chức và lưu trữ thông tin để tìm kiếm một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khi nói tới trang web và công cụ tìm kiếm như Google, việc lập chỉ mục sẽ bao gồm quá trình thu thập và quá trình lưu trữ thông tin từ các trang web để tạo ra một cơ sở dữ liệu kết quả tìm kiếm.

Khi một công cụ tìm kiếm lập chỉ mục cho trang web, nó sẽ thu thập thông tin về các từ khóa, liên kết, nội dung văn bản, hình ảnh và các yếu tố khác trên trang đó. Dữ liệu này sau đó được tổ chức và lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu có thứ tự sao cho quá trình tìm kiếm có thể diễn ra nhanh chóng khi người dùng nhập các truy vấn tìm kiếm.

Lập chỉ mục google là gì?
Lập chỉ mục google là gì?

>>>>Xem thêm: Deep Web Là Gì? Tổng Hợp Thông Tin Về Deep Web Bạn Cần Biết.

Lập chỉ mục là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình marketing trực tuyến, giúp công cụ tìm kiếm cung cấp kết quả chính xác và liên quan đến truy vấn của người dùng.

Cách kiểm tra xem trang web đã lập chỉ mục hay chưa

Có rất nhiều cách để giúp bạn kiểm tra xem website hay URL của mình đã được index hay chưa, sau đây là 2 cách phổ biến do Web75plus tổng hợp:

Kiểm tra thủ công

Cách đầu tiên, bạn có thể truy cập vào Google sau đó nhập vào thanh tìm kiếm cú pháp “site:domain”, thay “domain” bằng trên website của bạn, ví dụ: site:web75plus.net. Lúc này, kết quả tìm kiếm của gg sẽ trả về những kết quả liên quan đến website mà bạn vừa nhập. Theo ví dụ trên, nếu kết quả trả về có Web75plus có nghĩa là trang web của bạn đã được lập chỉ mục google.

Còn có một cách khác cũng đơn giản không kém đó chính là bạn trực tiếp gõ tiêu đề trang hoặc đường dẫn URL trang web của mình vừa mới cập nhật. Lưu ý : Tiêu đề của cụm tìm kiếm phải đầy đủ và để trong dấu ngoặc kép, ví dụ “ Đơn vị thiết kế website tại Huế Web75plus”.

Kiểm tra bằng công cụ Google Search Console

Công cụ Google Search Console là một sản phẩm do Google phát triển để hỗ trợ những người quản trị website trong việc đưa thông tin của họ lên bộ tìm kiếm Google. Nó cung cấp các thông tin quan trọng về hiệu suất của website, bao gồm tỷ lệ nhấp chuột (CTR), số lần hiển thị, vị trí trung bình trên trang tìm kiếm, chỉ mục và thông báo về các lỗi trên website.

Để kiểm tra việc lập chỉ mục URL thông qua Google Search Console, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập trang web của Google Search Console
  • Bước 2: Nếu bạn quản lý nhiều website, hãy chọn đúng trang web mà bạn muốn kiểm tra. Nhập URL cần kiểm tra vào ô tìm kiếm và nhấn Enter.
  • Bước 3: Quan sát các thông số mà Google Search Console hiển thị. Nếu URL đã được lập chỉ mục, bạn sẽ thấy thông tin tương ứng được hiển thị dưới dạng kết quả.
Cách kiểm tra xem trang web đã lập chỉ mục hay chưa
Cách kiểm tra xem trang web đã lập chỉ mục hay chưa

>>>>Tham khảo thêm: Hướng Dẫn Kiểm Tra Độ Uy Tín Của Web.

Kiểm tra hàng loạt đường dẫn URL bằng công cụ Spineditor

Spineditor là một công cụ kiểm tra thứ hạng của trang web, tìm kiếm từ khóa và kiểm tra index URL. Trong khi các hướng dẫn thông thường chỉ cho phép kiểm tra từng URL một cách tuần tự, Spineditor có thể đem đến khả năng kiểm tra khai báo địa chỉ của website một cách hàng loạt và vô cùng đơn giản. Để sử dụng Spineditor, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập công cụ Spineditor tại đây! Nếu chưa có, bạn có thể mua công cụ này với giá chỉ 300k/năm – một mức giá rất hợp lý.
  • Bước 2: Chuyển đến tab “Kiểm tra tên miền” và lập danh sách URL cần kiểm tra. Có hai lựa chọn để bạn chọn:
  • Kiểm tra tên miền: Công cụ sẽ trích xuất tên miền từ URL và kiểm tra cho mỗi tên miền.
  • Tải link: Công cụ sẽ tải toàn bộ các liên kết đã nhập để kiểm tra. Với mục đích kiểm tra lập chỉ mục Google danh sách URL, bạn nên chọn tùy chọn “Tải link”.
  • Bước 3: Nhấn nút “Check index” và quan sát kết quả mà Spineditor hiển thị.

Hướng dẫn lập chỉ mục google cho website nhanh chóng, hiệu quả

Sau khi kiểm tra và có kết quả, nếu trang web của bạn chưa được lập chỉ mục google thì bạn có thể áp dụng cách khai báo của web75plus chia sẻ sau đây:

Bước 1: Liên kết nội dung cũ với nội dung mới

  • Bot của Google thường khám phá trang web mới dựa trên các trang cũ đã thu thập dữ liệu. Do đó, cách lập chỉ mục hiệu quả nhất là thêm một liên kết từ bài viết đã được lập chỉ mục đến bài viết mới, giúp Bot Google dễ dàng phát hiện nội dung mới.
  • Công ty thiết kế web tại Huế-web75plus đã tạo một liên kết từ bài viết “Công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?” đã được lập chỉ mục đến bài viết mới để thúc đẩy quá trình lập chỉ mục.

Bước 2: Thêm các liên kết nội bộ vào bài viết cũ giúp việc lập chỉ mục trở nên nhanh chóng.

Hướng dẫn lập chỉ mục google cho website nhanh chóng, hiệu quả
Hướng dẫn lập chỉ mục google cho website nhanh chóng, hiệu quả

Bước 3: Tạo và gửi Sitemap trong Google Search Console

  • Sitemap thông báo cho các công cụ tìm kiếm về các thay đổi trên website như bài viết mới và cập nhật nội dung. Việc tạo và gửi sitemap trong Google Search Console là bước quan trọng sau khi hoàn thành xây dựng website.

Bước 4: Gửi URL trực tiếp trong Google Search Console

  • Bạn có thể gửi URL trực tiếp thông qua Google Search Console, tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho từng URL một.

Bước 5: Chia sẻ bài viết trên các mạng xã hội

  • Việc chia sẻ trang web/bài viết lên các diễn đàn, cộng đồng cũng là cách hiệu quả để lập chỉ mục cho bài viết trên Google. Việc chia sẻ trên nhiều nền tảng như Twitter, Facebook, LinkedIn, Pinterest có thể giúp bài viết của bạn được lập chỉ mục trong vòng 2-3 tiếng sau khi đăng tải.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp những kiến thức về cách lập chỉ mục google cho website của bạn. Web75plus hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích được cho quý vị trong quá trình xây dựng và quản lý website của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên Hệ Với Chúng Tôi